Siêu âm tim: Phương pháp phát hiện bệnh tim mạch vành hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên khoa đều cho biết, siêu âm tim hoàn toàn có thể phát hiện được căn bệnh mạch vành nhờ kỹ thuật sóng siêu âm tần số.
Siêu âm tim là một kỹ thuật được nhiều bác sĩ sử dụng phổ biến để chẩn đoán các bệnh lý khác nhau liên quan đến tim mạch. Vậy siêu âm tim có thể phát hiện được căn bệnh mạch vành không? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Siêu âm tim là gì?
Siêu âm tim là một xét nghiệm không xâm lấn, không đau, sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh về cấu trúc của tim và các mạch lớn. Kỹ thuật trên có thể được sử dụng để đánh giá cấu trúc và chức năng của tim.
Từ đó, nó sẽ đưa ra sự đánh giá về độ dày thành tim (Ví dụ phì đại thành tim hoặc thành tim mỏng), chuyển động của tim và tình trạng của máu (Thiếu máu, nhồi máu cơ tim).
Nhờ vào các hình ảnh quan sát, bác sĩ có thể phát hiện các tình trạng của tim bao gồm:
-
Bệnh lý về van tim: Hẹp van tim, hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ và hở van động mạch chủ.… xảy ra do cấu trúc của van tim bị biến dạng. Việc này làm việc lưu thông bị rối loạn, khiến máu quay trở về buồng tim.
-
Kích thước tim thay đổi: Với những người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim, dị tật tim bẩm sinh,...sẽ có kích thước tim bất thường. Nguyên nhân xuất phát từ các dị tật, việc lưu thông máu suy giảm dẫn đến buồng tim giãn ra hoặc dày lên tùy mức độ.
-
Các tổn thương cơ tim: Các bác sĩ dựa vào siêu âm tim để quan sát hoạt động bơm máu của tim bình thường hay bất thường. Việc này giúp chẩn đoán và điều trị các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim khi cơ tim bị hoại tử.
-
Tràn dịch màng tim: Kỹ thuật này giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc và chức năng của màng ngoài tim. Thông thường, khoang màng tim chứa một lượng nhỏ chất lỏng. Tuy nhiên, nếu lượng chất lỏng này quá nhiều, sẽ gây chèn ép lên tim. Điều này gây ra tình trạng viêm màng tim, suy tim,...dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời
Siêu âm tim là gì ?
2. Siêu âm tim có phát hiện bệnh tim mạch vành không?
Câu trả lời là có, theo các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm tim có thể phát hiện sớm dấu hiệu bệnh mạch vành. Nhờ việc tạo ra những hình ảnh về cấu trúc giải phẫu và cả các hoạt động của tim. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận đánh giá tổng thể về cấu trúc giải phẫu, hoạt động chức năng cũng như sức khỏe của tim.
Để xác định bệnh tim mạch vành, các bác sĩ sẽ quan sát tình trạng của phần động mạch. Khi mạch vành bị tổn thương, tắc nghẽn gây giảm lượng máu và oxy tới tim. Cơ tim không được cung cấp đủ oxy sẽ suy giảm hoặc mất hoàn toàn vận động.
Siêu âm tim phát hiện bệnh mạch vành không?
3. Các kỹ thuật siêu âm tim phổ biến
Hiện nay, siêu âm tim bệnh mạch vành bao gồm 3 kỹ thuật phổ biến:
3.1 Kỹ thuật siêu âm qua thành ngực
Siêu âm tim vành mạch qua thành ngực là kỹ thuật được nhiều bác sĩ lựa chọn nhất. Phần đầu dò được đặt dọc theo bờ trái hoặc phải xương ức, hõm ức. Nó cung cấp hình ảnh 2 hoặc 3 chiều cấu trúc tim để chẩn đoán sự dày lên hoặc tình trạng xơ cứng, mảng bám và giãn động mạch. Nhờ đó, bác sĩ sẽ dễ dành đánh giá và đưa ra phương án điều trị nếu bạn mắc bệnh.
Siêu âm tim qua thành ngực
3.2. Kỹ thuật siêu âm qua thực quản
Siêu âm tim qua thực quản là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của tim và động mạch vành. Phần đầu dò siêu âm được đưa vào thực quản của bệnh nhân để tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn. Phương pháp giúp bác sĩ xác định các vị trí các phần tắc nghẽn trong động mạch vành, đánh giá mức độ qua hình ảnh 2D, 3D. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và cách điều trị hiệu quả. Thông thường, quá trình siêu âm thực quản mất từ 30 phút, do đó độ chính xác nó khá cao. Tuy nhiên, kỹ thuật có thể gây khó chịu hơn so với việc siêu âm qua thành ngực, mức độ nhiễm trùng cũng khá cao.
3.3. Kỹ thuật siêu âm trong buồng tim
Đây là một kỹ thuật dùng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của động mạch vành từ bên trong. Đầu dò siêu âm được đưa qua một ống thông nhỏ được đưa qua động mạch đùi hoặc động mạch quay. Nhờ thế, bác sĩ sẽ xác định vị trí, mức độ, phạm vi tắc nghẽn động mạch dễ dàng hơn. Nó còn dùng để đánh giá mức độ rối loạn nhịp tim. Trong số 3 kỹ thuật trên, siêu âm qua buồng tim có độ hiệu quả cao nhất nhưng đồng thời nó có độ nhiễm trùng cao nhất.
Siêu âm trong buồng tim
4. Khi nào cần siêu âm tim?
Nếu cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay:
-
Đau đầu, chóng mặt khi cố gắng làm việc, hoặc nghỉ ngơi
-
Khó thở, nhịp tim lúc nhanh lúc chậm, mệt mỏi
-
Đau tim, tức ngực, hụt hơi khi di chuyển, làm việc
-
Đau lưng, đau vai, đau cánh tay có thời gian dài từ 3-5 phút.
Khi nào cần đi siêu âm tim?
5. Tổng kết
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán, hiệu quả để phát hiện bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi căn bệnh đều được phát hiện qua siêu âm. Ta cần phải thực hiện nhiều kỹ thuật khác như xét nghiệm máu, chụp MRI,... để đưa ra đánh giá chính xác nhất, phù hợp với tình trạng bệnh. Hy vọng bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích từ OHAWA. Chúc bạn thành công.
Bình luận